Hàng trăm cây gỗ tại công trường gỗ lậu bị đốt, tẩu tán dưới lòng hồ
>>>>>>>> Với 350.000 ca được xác nhận mỗi ngày, tại sao dịch bệnh ở Ấn Độ đột ngột vượt khỏi tầm kiểm soát?
Ngày 25/4, bên trong hồ thủy điện Sê San 4, hàng loạt cột khói bốc lên ngùn ngụt từ các ốc đảo. Nhiều khúc gỗ to bị cháy sém nằm la liệt trên mặt đất. Còn những thân gỗ có giá trị kinh tế thì bị đẩy xuống nước. Toàn bộ công cụ dùng để xẻ gỗ, kéo gỗ tại các "công trường" đều biến mất.
Dù lực lượng chức năng đã vào bảo vệ hiện trường nhưng bãi tập kết gỗ khủng vẫn bị đốt và tẩu tán.
Trên những ốc đảo trong lòng hồ Sê San, cách đây hơn 2 ngày, PV Dân trí vẫn còn phát hiện "công trường" tập kết gỗ tròn và gỗ xẻ hộp trái phép. Thời điểm đó, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai và Đồn biên phòng Ia O (xã Ia O, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã cử lực lượng đến kiểm tra. Sau đó, lực lượng chức năng đã đưa hơn 200 khúc gỗ xẻ hộp từ các đảo về đất liền.
Phát hiện sự việc, Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai và Đồn biên phòng Ia O còn cắt cử người ở lại để bảo vệ gỗ tại hiện trường. Tuy nhiên, một điều lạ, cũng trong thời gian này, hàng trăm thân gỗ to đã bị đốt hoặc đẩy xuống mặt nước.
Trước sự việc trên, chúng tôi liên hệ với Đại tá Trần Thanh Bình - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai thì nhận được câu trả lời rằng, đơn vị này đã cử lực lượng bảo vệ nghiêm hiện trường để tránh việc tẩu tán gỗ.
"Đến giờ này, báo chí phản ánh tình trạng đốt, tẩu tán tang vật thì chúng tôi mới biết. Việc này, tôi sẽ kiểm tra lại và thông tin sau", Đại tá Trần Thanh Bình nói.
Đại tá Bình cho biết, trên vùng biên giới ở Sê San 4 có hơn 10 ốc đảo lớn nhỏ. Với việc chậm trễ phát hiện bãi tập kết, khai thác gỗ trái phép, đơn vị này xin nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, theo Đại tá Bình cũng có lý do khách quan dẫn tới sự việc là do phương tiện, thiết bị tuần tra bằng đường thủy của đơn vị còn thiếu nên lực lượng ít tuần tra.
"Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ kép trên biên giới nên lực lượng bị phân tán. Trước những thông tin như vậy, chúng tôi sẽ điều tra, xử lý và làm rõ trách nhiệm của lực lượng có liên quan với phương châm không có vùng cấm", Đại tá Bình nói.
Tiếp nhận thông tin gỗ ở các "công trường" trái phép giữa lòng hồ bị đốt, tẩu tán, ông Siu Nghiệp - Chủ tịch UBND xã Ia O cho biết, sáng 26/4, đơn vị này đã đi kiểm tra nhưng chỉ phát hiện được một số bìa gỗ, vụn cưa, chứ không thấy thân gỗ tại hiện trường.
"Với những khúc gỗ theo phản ánh đã bị tẩu tán dưới lòng sông, anh em chúng tôi không có điều kiện lặn xuống để kiểm tra. Đối với việc quản lý lâm sản, chính quyền chỉ phối hợp, còn nhiệm vụ chính vẫn là kiểm lâm, biên phòng", ông Siu Nghiệp nói thêm.
Dưới đây là một số hình ảnh tại "công trường" gỗ trái phép:
Hình ảnh "công trường" tập kết gỗ lậu khi mới phát hiện và sau đó bị đốt, tẩu tán.
Hàng trăm khúc gỗ bị đốt cháy và đẩy xuống sông chỉ sau một đêm.
Rất nhiều thân gỗ lớn bị đốt cháy.
Khúc gỗ khủng bị xẻ làm nhiều mảnh.
Một khúc gỗ được giấu dưới lòng hồ.
Tất cả các điểm tập kết gỗ trái phép trên các đảo đều bị đốt, dọn sạch chỉ sau một ngày đêm.
>>>>> Xem thêm : Thông tin nong nhat trong ngày trên báo ngoisao.vn