Lưỡi là thước đo sức khỏe: Nếu 4 thay đổi này không xuất hiện thì chứng tỏ sức khỏe bạn đang rất ổn định
Theo các chuyên gia, mỗi vị trí trên lưỡi có thể là báo hiệu các vấn đề của mỗi cơ quan nội tạng khác nhau. Bất kỳ thay đổi nào trên lưỡi như vết loét, đốm, mụn nước... cũng có thể chỉ ra sự bất ổn định của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chẳng hạn như, sự thay đổi ở đầu lưỡi là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề ở tim. Hai bên chóp lưỡi biểu thị cho phổi. Trung tâm lưỡi liên quan đến dạ dày và tuyến tụy. Còn dọc theo các cạnh lưỡi biểu hiện cho gan và lá lách. Một chiếc lưỡi khỏe mạnh sẽ có màu đỏ tươi với lớp phủ mỏng và rất linh hoạt. Chính vì thế, bạn hãy thử kiểm tra xem lưỡi của mình có xuất hiện 4 thay đổi này không. Nếu không thì xin chúc mừng, bạn đang có một sức khỏe rất ổn định.
1. Lưỡi dày và vàng
Như chúng ta đã biết, một chiếc lưỡi khỏe mạnh sẽ có một lớp phủ mỏng, màu trắng trên bề mặt được gọi là niêm mạc. Trong trường hợp, nếu như bạn kiểm tra lưỡi và phát hiện ra rằng niêm mạch lưỡi rất dày, thậm chí một số còn có màu hơi vàng, rất dính và trong một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng hôi miệng thì cần phải đặc biệt chú ý. Dấu hiệu này có liên quan đến độ ẩm trong cơ thể hoặc có thể liên quan đến sự bất thường trong hệ thống tiêu hóa của con người. Nhiều khi nó còn có thể liên quan đến thói quen ăn uống không tốt thường ngày của bạn, nên chú ý để thay đổi ngay kẻo thời gian dài ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Xuất hiện vết bầm máu tím sẫm ở mặt sau của lưỡi
Khi kiểm tra, bạn hãy thử cuốn lưỡi lên và nhìn vào phía sau lưỡi, nếu như thấy có vết bầm tím sẫm thì rất có thể là do khí huyết lưu thông trong cơ thể đã bị cản trở, gây ra những biến đổi ở lưỡi. Đặc biệt là các chị em phụ nữ, nếu xuất hiện hiện tưỡng này thì khi đến kỳ kinh nguyệt rất dễ bị đau bụng kinh.
3. Xuất hiện vết răng ở hai bên lưỡi
Trong trường hợp nếu như hai bên lưỡi có cảm giác lạnh, có dấu như răng cắn phải thì có thể là do cơ thể có vấn đề về độ ẩm. Độ ẩm cao sẽ khiến lưỡi sưng tấy, từ đó gây ra các vết dấu răng ở cả hai bên. Hơn nữa, tính ẩm nặng có quan hệ với tính khí, muốn khử ẩm hiệu quả thì trước tiên phải kiện tỳ hay còn gọi là nuôi dưỡng tỳ vị.
4. Lưỡi trở nên cứng hơn
Chúng ta thường nói lưỡi không xương, chính vì vậy mà lưỡi được xem là một trong những bộ phận linh hoạt nhất của cơ thể con người. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lưỡi của mình đột nhiên bị cứng và cảm thấy khó chịu khi nói thì bạn cần phải cảnh giác. Vì đây có thể là dấu hiệu báo trước của tai biến mạch máu não, nhất là đối với một số người mắc một số bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch thì càng phải chú ý.
Tốt nhất khi phát hiện lưỡi có những thay đổi nêu trên bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài việc vệ sinh đúng cách, ăn uống lành mạnh, các bác sĩ nhắc nhở mọi người nên thường xuyên kiểm tra lưỡi và "tập thể dục" cho lưỡi. Rất đơn giản, hãy liên tục đưa lưỡi hết mức có thể 10 lần về phía trước, sau đó là 5 lần sang bên trái và 5 lần sang bên phải, mỗi lần giữ khoảng 2 giây ở trạng thái căng lưỡi. Bài tập này không chỉ tăng cường chức năng vị giác, giảm các bệnh răng miệng, tốt cho 1 số cơ quan nội tạng mà còn có lợi cho tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để tập là sáng sớm khi vừa thức dậy, mỗi ngày 1 lần.
Một bộ phận của lợn nhiều người chê bẩn nhưng có thể đem lại 6 lợi ích tuyệt vời3 điều càng “lười” càng tốt cho cơ thể